Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

TỪ HAI BÀN TAY TRẮNG TRỞ THÀNH TỶ PHÚ

Đăng ngày: 13/05/2007
Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, người dân thoát khỏi cảnh nô lệ, sống cuộc đời yên vui thái bình. Ttuy nhiên hậu quả của chiến tranh để lại đã làm cho người dân Việt Nam lâm vào cảnh khó khăn nghèo đói, nhiều gia đình chỉ còn lại hai bàn tay trắng, thế nhưng bằng ý chí và nghị lực, nhiều người đã bươn chải bằng đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân và gia đình, trong số đó có người không những đã vươn lên thoát nghèo là còn trở nên giàu có…
Đi tìm nhựa chai…!

Anh Trần Lềnh Hạo sinh năm 1954, người dân tộc Hoa Nùng sống ở ấp 3 xã Xuân Hòa huyện Xuân Lộc là một minh chứng cho đại diện những người tiêu biểu ấy.

 Sau ngày giải phóng, cùng với nhiều người dân nghèo khổ khác, hằng ngày anh xách túi lên rừng tìm nhựa chai đem về bán kiếm tiền rau cháo đắp đổi qua ngày. Đến năm 1980 anh gom góp mua được vài cái cờ lê, mỏ lết để hành nghề sửa xe đạp. Nhờ nhà ở gần rừng, người dân lúc ấy duy nhất chỉ có chiếc xe đạp làm phương tiện lên rừng để chặt củi kiếm sống, nên xe thường bị hỏng hóc đã tạo điều kiện cho anh có công ăn việc làm thường xuyên và trở nên khấm khá. Với bản tính cần cù, lại chịu thương chịu khó nên khách hàng của anh lúc nào cũng đông. Anh Hạo tâm sự: “Nhiều khi làm việc cả ngày mệt đến bở hơi tai, vừa tắm rửa xong mới ngồi vào bàn ăn lại có khách đến kêu sửa xe, muốn từ chối lắm nhưng thấy tội cho bà con, không sửa được xe thì sáng sớm mai sao mà lên rừng cho được, nghĩ vậy anh lại phải bỏ cơm tối mày mò sửa tiếp cho khách”. Chị Nữ vợ anh tiếp lời chồng: “ Nhiều khi sửa xong mệt quá,  ảnh bỏ luôn cơm lăn đùng ra ngủ mà chẳng rửa tay chân gì cả”.

Đổi đời…!

Cuộc đời anh Hạo sửa xe đạp bắt đầu thay đổi vào năm 1988-1989, lúc ấy đất nước ta trong thời kỳ mở cửa, việc làm ăn buôn bán cũng dễ dàng. Anh dùng toàn bộ vố vốn dành dụm từ mấy năm hành nghề sửa xe đem đi mua bán quần áo may sẵn. Như ông cha ta ngày xưa thường nói “Phi thương bất phú” công việc kinh doanh của anh luôn thuận lợi với số vốn ít ỏi ngày xưa giờ đã tăng lên gấp bội. Khi được hỏi về bí quyết làm ăn, anh xởi lởi: “Có bí quyết gì lâu chú em, dzợ chồng ngộ buôn bán dzui dzẻ, lại lấy lời ít thôi, nên giá thành rẻ bà con thương tình nên ủng hộ ấy mà”. Thật vậy, sau khi được anh dẫn đi tham quan các cửa hàng, chúng tôi thấy khách ra vào tấp nập, khách hàng của anh cho biết: “Hàng hóa của anh chị Hạo ở đây bán rẻ, nên tụi tui hay mua để ủng hộ”. Một đồng nghiệp tôi chọc anh: “Bán rẻ vậy lỗ làm sao?” Anh cười nói: “ Mình bán lời ít thôi thì không lỗ nhưng được cái khác mua đông nên lời cũng… nhiều lắm!”.

Giai đoạn làm giàu…!

Nhờ biết cách làm ăn, số tiền lời thu được anh tiếp tục tái đầu tư mở rộng mặt bằng và kinh doanh đa dạng hàng hóa hơn. Hiện gia đình anh có đến 3 cơ sở buôn bán: một cửa hàng bán quần áo, dày dép, mỹ phẩm đủ loại; một cửa hàng buôn bán kim phí điện máy nào là tivi, đầu máy, bếp ga, nồi cơm điện, điện thoại di động, điện thoại bàn và nhiều mặt hàng khác. Mới đây anh cũng vừa mở thêm một cửa hàng mới trị giá hàng tỷ đồng để buôn bán các mặt hàng trang trí nội thất như tủ bàn ghế, giường nệm cao cấp các loại. Theo người đồng nghiệp tôi nhẩm tính thì trị giá tài sản của anh hiện có phải đến 4-5 tỷ đồng, mỗi năm gia đình anh lại thu lãi vài trăm triệu đồng, anh lại là người luôn tích cực đóng góp các khoản vận động của địa phương, ủng hộ nạn nhân lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam…và thường xuyên giúp đỡ  cho các mảng đời bất hạnh như giúp vốn, tạo việc làm, cho mượn đất và mặt bằng để làm nhà và kinh doanh mua bán, từ đó đã giúp được cho những hoàn cảnh cơ nhỡ nay đã thoát được nghèo và vươn lên làm giàu như anh Hoàng Văn Hồng ở ấp 1. Với những việc làm ý nghĩa và uy tín ấy, anh luôn được bà con tin yêu, đợt bầu cử HĐND vừa qua, anh được bà con tín nhiệm bầu làm đại biểu HĐND cấp xã.

Ngọc Hoàng

Đài TT huyện Xuân Lộc