Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

Vài suy nghĩ về “bình đẳng giới” trong việc phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đồng Nai

Đăng ngày: 13/05/2007
Kể từ khi các bậc tiền nhân xác lập nền hành chính đầu tiên đến nay, vùng đất Đồng Nai đã có hơn 300 năm hình thành và phát triển. Lịch sử đã ghi lại biết bao thăng trầm, với không ít sự biến động trên nhiều lĩnh vực của vùng đất này.
Trong lịch sử phát triển xã hội loài người đã biết đến chế độ mẫu hệ, lúc đó quyền lực trong dòng tộc thuộc về người phụ nữ. Xã hội phát triển, thay đổi, chế độ mẫu hệ dần dần bị thu hẹp lại và được thay thế bằng chế độ phụ hệ, từ đó quyền lực thuộc về nam giới. Và trong sự phát triển, chính nhờ sự mạnh mẽ  về thể chất, sự cứng rắn về tinh thần của người đàn ông đã góp phần củng cố cho địa vị thống trị của họ. Người phụ nữ, với đặc điểm do tạo hóa sinh ra là có chức năng mang thai, sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Họ không có sự mạnh me, cường tráng của đàn ông nên ở các giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, khi mà sức mạnh về thể chất là điều kiện tiên quyết của sự tồn vong và phát triển, thì lẽ đương nhiên là phụ nữ bị loai xuống hàng thứ hai. Thế nhưng, xã hội ngày càng phát triển, sức mạnh về thể chất không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa mà đồng thời, xã hội cần những công dân có trí tuệ, có sức mạnh về tinh thần, đó là những đặc điểm mà phụ nữ không hề thua kém nam giới, thậm chí trong một số lĩnh vực, ở họ có sự vượt trội hơn, đó là sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ, sự dịu dàng tế nhị là ưu điểm lớn đối với một số lĩnh vực như y tế, giáo dục…; khả năng về ngôn ngữ và văn hóa văn nghệ trong lĩnh vực thơ văn, nhạc họa…; sức biểu cảm bằng ngôn ngữ hình thể trong một số loại hình nghệ thuật múa, hát…

Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng tháng 8-1945 thành công, vấn đề bình đẳng giới đã bắt đầu được đề cập đến. Chính sách giải phóng phụ nữ, xóa bỏ định kiến và bất công đối với phụ nữ được Bác Hồ và Nhà nước cách mạng thực hiện một cách nhất quán và được quy định từ Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta từ năm 1946 và được kế thừa và phát triển trong các Hiến pháp sau. Đến nay, ở Việt Nam quyền của phụ nữ ngang với quyền của nam giới được cụ thể hóa trong các luật dân sự, kinh tế, hôn nhân va gia đình cũng như trong các luật về bầu cử, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trên thực tiễn, nhiều thành tựu trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật đều ghi lại dấu ấn của sự đóng góp to lớn của phụ nữ.

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về

Kể từ khi các bậc tiền nhân  xác lập nền hành chính đầu tiên đến nay, vùng đất Đồng Nai đã có hơn 300 năm hình thành và phát triển. Lịch sử đã ghi lại biết bao thăng trầm, với không ít sự biến động trên nhiều lĩnh vực của vùng đất này. Người Đồng Nai nổi tiếng hiền lành, cần cù, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, năng động sáng tạo, không cam chịu đói nghèo để vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay, khối óc của mình. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì Đồng Nai đã vươn lên, thay da đổi thịt từng ngày, nhờ có lớp lớp người Đong Nai cần mẫn cống hiến từng giọt mồ hôi, công sức, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển đi lên của tỉnh, trong đó sự đóng góp không nhỏ của nhiều thế hệ phụ nữ Đồng Nai.

Trong việc thực hiện chính sách nguồn nhân lực để chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa tỉnh Đồng Nai đã sớm có những bước chuẩn bị một cách hết sức cơ bản, đó là việc  HĐND tỉnh khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 51/2005/NQ-HĐND ngày 21/7/2005 về phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó thông qua sáu chương trình đào tạo hết sức thiết thực mà chương trình 3 mang tên “Đào tạo cán bộ nữ”. Muc tiêu của chương trình này là tạo nguồn cán bộ nữ có trình độ và điều kiện tham gia mọi công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học kỹ thuật đảm bảo cho phụ nữ thực sự tiến bộ và bình đẳng về mọi mặt. Chương trình phấn đấu để tất cả các tổ chức giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và doanh nghiệp có ít nhất 30% lực lượng lao động và phải có nữ tham gia Ban lãnh đạo; phấn đấu nâng tỷ lệ nữ làm lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; đối với nữ cán bộ nghiên cứu khoa học sẽ được chú trọng đưa đi đào tạo sau đại học đạt 30-35% để tạo đội ngũ nữ cán bộ có chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật ở tất cả các lĩnh vực, chú trọng các lĩnh vực lợi thế cho nữ là chăm sóc sức khỏe, giáo dục &đào tạo, dinh dưỡng, môi trường…

Ý thức được tầm quan trọng của gia đình Việt Nam trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách con người, là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội,  là động lực phát triển các mặt kinh tế-xã hội, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm duy trì sinh hoạt câu lạc bộ gia đình trên địa bàn, cho đến nay đã có 58 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc và phát triển bền vững ở thành phố Biên Hòa và huyện Tân Phú với 4.133 thành viên, sinh hoạt mỗi tháng một lần. Các nội dung sinh hoạt bao gồm giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dạy con, các kỹ năng nội trợ, làm kinh tế gia đình, hỗ trợ vay vốn… Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa hiện nay, nhiều hộ gia đình đã vượt qua đói nghèo, thiếu thốn, thất học để vươn lên giàu có, văn minh. Nhiều mảnh đời bất hạnh, nhất là trẻ em gái, đã nhận được sự cưu mang, giúp đỡ để vươn lên vượt qua số phận không may mắn, hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay đời sống vật chất-tinh thần của phụ nữ ở thành thị và nông thôn còn khoảng cách khá lớn, phụ nữ nông thôn vẫn chưa có nhiều cơ hội để phát triển, tình trạng phụ nữ bị ngược đãi, nạn bạo hành trong gia đình cả về thể xác và tinh thần vẫn còn tồn tại, tình trạng ly hôn có chiều hướng gia tăng, tình trạng trẻ em gái bị xâm hại vẫn chưa được ngăn chặn một cách có hệ thống đã làm ảnh hưởng đến hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay còn một bộ phận nhân dân ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa còn tồn tại tư tưởng lạc hậu, bảo thủ, gia trưởng, một số hủ tục lạc hậu, thói mê tín dị đoan đã có thời kỳ lắng xuống nay lại có nguy cơ bùng phát dữ dội không loại trừ ngay trong tầng lớp công chức nhà nước.

Trong năm 2006, ở tỉnh Đồng Nai vẫn tồn tại một số vụ bạo hành gia đình, gồm chồng bạo hành vợ, vợ bạo hành chồng, ông bà cha mẹ hành hạ con cháu, con cháu ngược đãi ông bà cha mẹ,... gây thương tích, hoảng loạn tinh thần, bỏ học.... Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao trong việc gây ra bạo lực trong gia đình gồm mẹ chồng và con dâu, bố mẹ vợ và con rể, anh chị em có gia đình vẫn sống chung trong một nhà, người thường xuyên sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích khác... Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em đã kết hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để phát hiện xử lý sớm xích mích nhỏ, khong để phát sinh thành mâu thuẫn lớn, ngoài ra còn chú trọng đến công tác tư vấn, hòa giải để tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn để xây dựng lối sống và nhân cách của bản thân và gia đình.

 Hoạt động mại dâm cũng là vấn đề bức xúc của xã hội, một số đối tượng như chủ chứa, môi giới và gái mại dâm vẫn đang hoạt động dưới nhiều hình thức như karaoke trá hình, cà  phê, quán bar, vũ trường… là những địa điểm hoạt động mà ngành văn hóa thông tin rất khó kiểm soát vì tính chất đặc biệt nhạy cảm. Đáng lo ngại nhất là độ tuổi chiếm tỉ lệ tàng trữ, mua bán và sử dụng ma túy cao nhất là từ 18-35, đây lẽ ra phải là lứa tuổi sung sức nhất về khả năng tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp để tạo dựng sự nghiệp cho bản thân nhưng đáng tiếc là đã có một bộ phận thanh niên không cưỡng lại được sự cám dỗ của đồng tiền và các chất gay nghiện, nên đã trượt dài trên con đường phá hủy nhân cách và tương lai của bản thân, gây nên mối lo ngại to lớn cho gia đình và cộng đồng.

Nói về bình đẳng giới là nói về phụ nữ, về một nửa thân thương của nhân loại. Nói đến phụ nữ, người ta liên tưởng đến những tình cảm gắn bó thiêng liêng nhất. Phụ nữ, đó chính là quê hương vì không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa, ông cha ta gọi quê hương là "đất mẹ", chính vì vậy mà công cuộc đấu tranh để mang lại bình đẳng giới là một phương pháp để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, có tính nhân đạo sâu sắc hơn. Vấn đề bình đẳng giới đã được Đảng và Chính phủ ta quan tâm từ khi lập nước, cho đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa quan trọng và tính thời sự nóng hổi. Việc thực hiện các nội dung liên quan đến vấn đề này bảo đảm cho vai trò, địa vị của nam và nữ được bình đẳng và được tạo cơ hội phát huy hết khả năng để tham gia đóng góp cho xã hội và thụ hưởng thành quả lao động của mình.

Kim Chung