Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

Sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế của thời kỳ mới, thời kỳ gia nhập WTO

Đăng ngày: 06/05/2007
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa VII, rất vinh dự được đón tiếp và nghe Ông Vũ Khoan – nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đồng Nai nói chuyện tại kỳ họp về tuần lể APEC và việc gia nhập WTO của Việt Nam. Ông nhấn mạnh về những nội dung cần quan tâm, nhất là sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế của thời kỳ mới, thời kỳ gia nhập WTO.
Đồng chí Vũ Khoan kể lại một số kỷ niệm xung quanh quá trình đàm phán gia nhập WTO của đoàn Việt Nam
Trong tuần lễ cấp cao APEC có hai sự kiện quan trọng, đó là cuộc gặp của các nhà lãnh đạo APEC để bàn về các vấn đề kinh tế khu vực, kinh tế toàn cầu và hợp tác trong các nền kinh tế APEC. Trong đó các vấn đề chúng ta quan tâm đó là sự cạnh tranh trong phát triển kinh tế của thời kỳ mới, thời kỳ gia nhập WTO.

Việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá của Việt Nam trong thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ khiến một số ngành sản xuất của Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh lớn.

Công bố của Việt Nam cho thấy Việt Nam đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp, mức bình quân giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện chủ yếu trong vòng từ 5 đến 7 năm.

Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử.

Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Với hàng công nghiệp, mức bình quân giảm từ 16,8% xuống 12,6%, thực hiện chủ yếu trong vòng từ 5 đến 7 năm.

Số liệu thống kê cho thấy khoảng hơn 1/3 số dòng của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Một số ngành sản xuất trong nước phải chịu sự cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố các doanh nghiệp cần chú ý tới, đó là việc giảm thuế trong khuôn khổ WTO cần được xem xét trong tổng thể của việc giảm thuế cho hàng hóa của các nước ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do 

Hơn nữa, thực tiễn cho thấy việc cắt giảm thuế rộng và sâu trong khuôn khổ ASEAN (một trong số các đối tác nhập khẩu chính của ta) đã không gây ra biến động lớn. Và kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm.

Riêng đối với nông nghiệp, áp lực cạnh tranh là lớn do sản xuất nông nghiệp của ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp theo đầu người quá ít, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác trung bình ở mức 30 triệu đồng/ha. Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến chủ trương và các giải pháp này. Tới đây sẽ phải xay dựng thành cơ chế và chính sách cụ thể, nhưng cần chú ý là Không bảo hộ trực tiếp khâu xuất khẩu nông sản, không được hỗ trợ cho việc thay thế, hạn chế nhập khẩu.

Tóm lại, khi hàng rào bảo hộ bị thu hẹp, sản xuất trong nước sẽ phải đối diện với mức độ cạnh tranh lớn hơn từ bên ngoài. Không loại trừ khả năng sẽ có biến động ở một số ngành, nhất là những ngành mà tính linh hoạt trong chuyển đổi không cao.

Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta luôn chú ý đến an sinh xã hội như: không mở cửa thị trường văn hóa, thị trường thuốc tân dược…Chúng ta vẫn còn được thực hiện hỗ trợ cho công tác đào tạo; nghiên cứu khoa học; bảo vệ môi trường; Xóa đói giảm nghèo; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển ngành mới. 

Trước mắt các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay đầu năm 2007 gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế, mức cắt giảm bình quân 44% so với hiện hành, đây là các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi; riêng ngành dệt may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất và giá cả của nhóm hàng dệt may. Các ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ cạnh tranh của hàng nhập khẩu do việc giảm thuế (ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch nhập khẩu) gồm: các sản phẩm gỗ, giấy, ô tô, xe máy, san phẩm hóa chất, đồ nhựa, dệt may, máy móc thiết bị các loại… Đặc biệt các mặt hàng như mỹ phẩm các loại, xà phòng giảm 20 - 40%, đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý, ngọc trai giảm 25%, quạt điện giảm 25%, một số linh kiện chính của xe ô tô giảm 10 - 17%, bánh kẹo các loại giảm 20 - 30%, một số dầu thực vật giảm 20 - 40%. Một số mặt hàng giảm thuế nhập khẩu từ tháng 1/2007: Bia giảm 20%; Sản phẩm nhựa dùng trong gia đình giảm 20%; Hàng dệt may giảm 63%; Giày dép mũ các loại giảm 20%; Đồng hồ các loại giảm 25%; Chè giảm 20%; Thịt chế biến (hộp) giảm 20%; Gạch ốp giảm 17%; Đồ sứ giảm 17 - 20%; Thủy tinh, kính giảm 10%; Một số loại ắc quy giảm 20%; Một so hàng tạp hóa khác giảm 20 - 25%.

N.T.P