Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 94-T4-2013

Tình hình quản lý nhà nước về thực hiện Luật khám chữa bệnh đối với các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn thành phố Biên Hòa

Đăng ngày: 26/06/2013
​Thực hiện Quyết định của Thường trực HĐND tỉnh, trong tháng 3/2013 Đoàn giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị thành phố Biên Hòa do ông Phan Văn Trước, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Tổ trưởng Tổ đại biểu làm Trưởng đoàn đã tiến hành giám sát Phòng Y tế thành phố Biên Hòa về công tác quản lý nhà nước (QLNN) trong thực hiện Luật Khám chữa bệnh đối với các cơ sở y tế ngoài công lập(YTNCL) trên địa bàn.

​     Trên địa bàn thành phố Biên Hòa hiện có 1.217 cơ sở YTNCL đang hoạt động. Trong đó: Khám chữa bệnh 707 cơ sở (gồm: 02 Bệnh viện, 21 Phòng khám đa khoa, 361 Phòng khám chuyên khoa, 195 Dịch vụ y tế, 124 cơ sở Y học cổ truyền và 03 cơ sở giải phẫu thẩm mỹ);  Kinh doanh thuốc 508 cơ sở (gồm: 16 Công ty kinh doanh Dược, 149 Nhà thuốc, 343 Quầy thuốc, 02 đại lý thuốc và các nhà thuốc của các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh đóng trên địa bàn). 

DSC05356.jpg
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng ban VHXH HĐND tỉnh tham gia Đoàn giám sát của Tổ đại biểu đơn vị thành phố Biên Hòa​ 

     Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Biên Hòa và Sở Y tế, Phòng Y tế đã có sự chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác QLNN về thực hiện Luật khám chữa bệnh, Luật Dược đối với các cơ sở YTNCL trên địa bàn. Theo đó, Phòng đã phối hợp với các phòng chức năng của Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Cảnh sát Phòng cháy, Chữa cháy tổ chức nhiều lớp tập huấn triển khai, quán triệt, tuyên truyền Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược và các văn bản cấp trên có liên quan, tạo điều kiện cho các cơ sở YTNCL chấp hành theo pháp luật. Kịp thời tham mưu cho Sở Y tế, UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở YTNCL; chỉ đạo UBND các phường xã, các ban ngành đoàn thể rà soát, kiểm tra các cơ sở hành nghề Khám chữa bệnh hoạt động không phép; ban hành quyết định thành lập Đoàn Liên ngành để tổ chức thanh, kiểm tra…Tổ chức hướng dẫn và yêu cầu các Nhà thuốc, Quầy thuốc chưa đạt GPP trên địa bàn cam kết thực hiện đúng lộ trình GPP; đến nay có 474/508 cơ sở đạt Thực hành tốt nhà thuốc – GPP theo quy định của Bộ Y tế và theo lộ trình triển khai GPP của Sở Y tế. Phối hợp cùng Sở Y tế tổ chức thẩm định các cơ sở trước khi Sở Y tế cấp phép Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, Giấp phép hoạt động theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế.

     Bên cạnh đó, Phòng Y tế chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm và xử lý các vi phạm; giám sát việc thu hồi thuốc, kê khai, niêm yết giá thuốc, bán thuốc đúng theo giá quy định; đồng thời, phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm Đồng Nai thường xuyên lấy mẫu thuốc lưu thông trên thị trường để kiểm tra chất lượng. Trong 02 năm (2011 và 2012), Phòng Y tế đã tổ chức thanh, kiểm tra 127 cơ sở; qua đó, đã phát hiện và đề nghị UBND thành phố ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 22 cơ sở với tổng số tiền xử phạt là 115.250.000 đồng.

DSC05355.jpg
Ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương, thành viên Tổ đại biểu
 phát biểu tại buổi giám sát​
 

     Qua giám sát cho thấy công tác QLNN về thực hiện Luật khám chữa bệnh đối với các cơ sở YTNCL trên địa bàn thành phố còn có một số khó khăn, hạn chế: Đó là việc phân cấp quản lý còn chồng chéo, không thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, gây khó khăn trong hoạt động quản lý của Phòng Y tế, cũng như việc chấp hành của các chủ cơ sở. Công tác tuyên truyền, triển khai, hướng dẫn các cơ sở YTNCL thực hiện các quy định của Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược và các văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù được Phòng Y tế phối hợp tổ chức khá tốt, tuy nhiên hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa thường xuyên và sâu rộng đến các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật. Ý thức chấp hành pháp luật của một vài chủ cơ sở y tế tư nhân chưa cao, vẫn còn tình trạng hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, cơ sở hoạt động không có giấy cấp phép, vừa kê đơn vừa bán thuốc, chủ cơ sở vắng mặt lúc hoạt động... Hay, việc thu gom và xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở YTNCL, nhất là Phòng khám chuyên khoa vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế. Việc tổ chức kế hoạch thanh kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và toàn diện trên các lĩnh vực. Công tác phối hợp giữa Phòng Y tế với các Phòng, ban chức năng của thành phố, UBND cấp xã trong công tác QLNN đối với các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn chưa thật sự tích cực. 

     Từ kết quả giám sát nêu trên, Đoàn giám sát đã báo cáo Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị:

     - Đối với Sở Y tế: Nghiên cứu, ban hành quy định về phân cấp quản lý, thẩm định các cơ sở YTNCL, tạo điều kiện cho các Phòng Y tế thực hiện tốt chức năng QLNN; tăng cường công tác phối hợp với UBND cấp huyện trong công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động y tế tư nhân trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất các nội dung liên quan đến việc thực hiện quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế để có hướng dẫn cụ thể đến các Phòng Y tế cấp huyện; đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Y tế cấp huyện chỉ đạo các Trạm Y tế tăng cường phối hợp với Phòng Y tế cấp huyện trong công tác quản lý các cơ sở YTNCL  trên địa bàn, nhất là quan tâm phối hợp trong việc cung cấp thông tin tuyên truyền, gửi các thông báo thu hồi thuốc... đến các cơ sở.

     - Đối với UBND thành phố Biên Hòa: Chỉ đạo các Phòng, ban chức năng liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong công tác QLNN đối với các cơ sở YTNCL trên địa bàn, nhất là trong công tác thanh, kiểm tra, thẩm định, cấp phép giữa các phòng ban chức năng; tiếp tục chỉ đạo các Phòng, ban chức năng của thành phố và UBND cấp xã tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ trong công tác QLNN đối với các cơ sở YTNCL trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác thanh, kiểm tra các cơ sở, chấn chỉnh các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

     - Đối với Phòng Y tế thành phố: Tiếp tục triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền Luật khám chữa bệnh, Luật Dược, Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ, Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế và các văn bản cấp trên có liên quan đến các cơ sở YTNCL, trong đó chú trọng cải tiến, đa dạng hình thức tổ chức thực hiện; tăng cường công tác quản lý, nắm tình hình hoạt động của các cơ sở YTNCL trên địa bàn thông qua các hoạt động như: tổ chức giao ban định kỳ, tổ chức thanh, kiểm tra; qua đó hướng dẫn, cung cấp thông tin để chủ cơ sở nắm bắt và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra, chấn chỉnh các vi phạm, xử lý nghiêm đối với các cơ sở cố tình vi phạm theo quy định của pháp luật; định kỳ hàng năm, tổ chức đánh giá việc chấp hành pháp luật của các cơ sở YTNCL trên địa bàn, qua đó báo cáo, đề xuất UBND thành phố và Sở Y tế các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với các cơ sở YTNCL trên địa bàn.

                                                                                 Thùy Trang