Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

Trao đổi về thẩm định và thẩm tra Dự thảo nghị quyết của HĐND

Đăng ngày: 13/05/2007
Công tác thẩm định và thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND được hình thành rõ nét khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND được Chủ tịch nước công bố ngày 14/12/2004. Tuy nhiên, do quy định công tác thẩm định và thẩm tra dự thảo Nghị quyết ở HĐND các cấp không có sự đồng nhất nên quá trình thực hiện có sự nhầm lẫn và lúng túng.
Thẩm định và thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND được phân biệt rõ nét ở thẩm quyền cơ quan, tổ chức thực hiện công việc này. Theo quy định hiện hành thì công tác thẩm định thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp và thẩm tra thuộc thẩm quyền các Ban của HĐND.

Hoạt động thẩm định dự thảo Nghị quýyết của HĐND là khâu quan trọng trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, dự thảo Nghị quyết của HĐND nói riêng nhằm nâng cao chất lượng về nội dung và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật của cấp chính quyền địa phương, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo Nghị quyết với hệ thống pháp luật. Căn cứ vào kết qua thẩm định UBND quýyết định việc trình hay không trình dự thảo Nghị quyết trước HĐND cùng cấp.

Đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND trình phải được cơ quan tư pháp cùng cấp (Sở tư pháp) thẩm định trước khi trình UBND tỉnh.

Đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp huyện so với trình tự, thủ tục ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh thì cơ bản đơn giản hơn, không có giai đoạn lập chương trình xây dựng Nghị quyết, không có quy định thẩm định Nghị quýyết và tham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo Nghị quyết.

Trên thực tế để đảm bảo chất lượng Nghị quyết của HĐND huyện, nhất là về hình thức. Do vậy, nên chăng vận dụng khoản 2 điều 30 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND là căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo Nghị quyết, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan trong đó có cơ quan tư pháp (phòng tư pháp) để có y kiến bằng văn bản về dự thảo Nghị quyết của HĐND huyện.

Đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp xã thì khá đơn giản. Theo khoản 3 điều 22 của Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 thì công chức Tư pháp-hộ tịch cấp xã có trách nhiệm phát biểu  ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND cấp xã.

Hoạt động thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND là một khâu quan trọng và bắt buộc trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND nhằm xem xét, đánh giá một các toàn diện cả về hình thức lẫn nội dung của dự thảo văn bản để kịp thời phát hiện những khiếm khuyết của dự thảo Nghị quyết trước khi HĐND cùng cấp xem xét, thông qua.

Công tác thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND được trao cho các Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thẩm tra dự thảo Nghị quyết của HĐND cùng cấp theo trình tự quy định tại điều 36 Quy chế hoạt động của HĐND.

Trưởng các Ban của HĐND được giao thẩm tra dự thảo Nghị quyết, báo cáo, đề án, trình bày báo cáo thẩm tra, ở cấp xã thì đại diện Thường trực HĐND trình bày ý kiến của Thường trực HĐND cấp xã.

Do tầm quan trọng của báo cáo thẩm tra nên thời gian vừa qua các Ban HĐND xã thí điểm và không thí điểm đã vận dụng chức năng thẩm tra của Ban bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực cho chất lượng kỳ họp cũng như ban hành Nghị quyết HĐND cấp xã.

Nguyễn Văn Hùng

Trưởng Ban VHXH HĐND tỉnh