Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 29-T01, 02-2007

Vài suy nghĩ về Hoạt động của các Ban HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2004-2009

Đăng ngày: 13/05/2007
Vài suy nghĩ về Hoạt động của các Ban HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2004-2009
Từ thực tế hoạt động của các Ban HĐND tỉnh

Với cơ cấu tổ chức và trình độ năng lực của các Ban HĐND tỉnh được tăng cường trong nhiệm kỳ 2004-2009, cho nên chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban HĐND tỉnh được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, hình thức và kỹ năng hoạt động của các Ban HĐND tỉnh có tính chuyên nghiệp hơn, thể hiện qua việc chủ động hơn trong công việc của HĐND, chất lượng các báo cáo thẩm tra, các cuộc giám sát có chất lượng hơn, có tính phản biện sâu sắc hơn, các quyết định có tính độc lập cao hơn - đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của HĐND. Tình trạng chờ đợi, trông trước ngó sau, chờ  đủ điều kiện để làm việc theo chế độ tập thể …như trước đây không còn nữa, bởi các Ban hiện nay đều có Trưởng Ban và 01 Phó Ban hoạt động chuyên trách, do đó họ chủ động bố trí công việc của Ban, chủ động tiến hành các hoạt động theo chương trình đề ra. Hơn thế nữa do hoạt động chuyên trách, cho nên các đại biểu chuyên trách không phải phân tâm vì việc khác, mà toàn tâm toàn ý cho nhiệm vụ của HĐND, bên cạnh đó họ có đủ điều kiện, thời gian để nghiên cứu sâu các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, nắm vững tình hình KT-XH trên địa bàn-một vấn đề rất cần đối với người đại biểu HĐND…Chính những điều kiện này đã giúp cho đại biểu chuyên trách các Ban HĐND tỉnh phục vụ đắc lực, có hiệu quả cho Ban HĐND tỉnh, đặc biệt khi những đại biểu chuyên trách này lại là Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban thì chất lượng và hiệu quả công việc càng cao.

Qua nửa nhiệm kỳ, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VII đã tổ chức được 9 kỳ họp (trong đó có 3 kỳ họp chuyên đề), thông qua 77 Nghị quyết, nhiều hơn 5 Nghị quyết so tổng số các Nghị quyết do HĐND tỉnh khóa VI thông qua trong 5 năm (bình quân mỗi kỳ họp thông qua gần 9 Nghị quyết),  trong đó có 28 Nghị quyết chuyên đề trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội; 24 Nghị quyết về kinh tế-xã hội theo quy định bắt buộc của Luật Tổ chức HĐND và UBND phải thông qua tại các kỳ họp thường kỳ giữa năm và cuối năm; 13 Nghị quyết về công tác tổ chức, nhân sự của HĐND, UBND và Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh; 12 Nghị quyết điều chỉnh về các hoạt động của HĐND tỉnh, như: Quy chế hoạt động của HĐND; Nội quy kỳ họp; Chương trình hoạt động hàng năm của HĐND;  Chương trình giám sát hàng năm của HĐND; Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND; Một số khoản chi cho hoạt động của HĐND….

Trong 77 Nghị quyết được HĐND thông qua,  3 Ban HĐND tỉnh phải trực tiếp thẩm tra 48 Nghị quyết để HĐND tỉnh làm căn cứ  xem xét thông qua. Các báo cáo thẩm tra của các Ban đã mang tính phản biện cao, các cơ sở dữ liệu trong các báo cáo thẩm tra có tính thuyết phục. Cụ thể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thông qua thẩm tra, Ban KTNS HĐND tỉnh đã đề nghị và được  HĐND tỉnh chấp nhận không thông qua 02 đề án do UBND tỉnh trình kỳ họp do không đạt yêu cầu về chất lượng; trả lại UBND tỉnh 23 đề án để bổ sung, sửa chữa những nội dung cơ bản trước khi trình HĐND tỉnh xem xét thông qua…Ngoài ra, trong năm 2006, qua công tác rà soát các văn bản QPPL của UBND tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã phát hiện 02 văn bản của UBND tỉnh có dấu hiệu trái với VBQPPL của nhà nước cấp trên và ban hành sai thẩm quyền, vì vậy ban Pháp chế yêu cầu UBND tỉnh hủy bỏ 01 văn bản và đề nghị chỉnh sửa một phần nội dung một văn bản khác, đồng thời văn bản đó phải được cơ quan có thẩm quyền là UBND tỉnh ban hành chứ không phải do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành….

 Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, 3 Ban HĐND tỉnh đã tổ chức được 84 cuộc giám sát, khảo sát trên các lĩnh vực (bình quân mỗi tháng tổ chức gần 3 cuộc), nhiều gấp 3 lần so với cùng kỳ nhiệm kỳ trước. Các cuộc giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ qua đều tuân thủ các trình tự, thủ tục theo quy định của phap luật, kết thúc mỗi cuộc giám sát đều có kết luận, kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm và đơn vị được giám sát… Kết luận, kiến nghị của các Ban đều được UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thục hiện nghiêm túc, các cơ quan chưc năng liên quan tiếp thu và triển khai thực hiện tốt (gần 80% các kiến nghị được các ngành và UBND tỉnh giải quyết, còn trên 20% kiến nghị đang triển khai thực hiện), nhờ vậy mà hiệu quả họat động và hiệu lực giám sát cua Hội đồng nhân dân đã được nâng lên. Bên cạnh đó, các đại biểu chuyên trách các Ban HĐND tỉnh còn tiếp công dân định kỳ (mỗi tuần 3 buổi) tại phòng tiếp dân của tỉnh, việc này các nhiệm kỳ trước không có.

Nhờ thực hiện công tác thẩm tra có chất lượng, có hiệu quả, cho nên các kỳ họp HĐND tỉnh gần đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã yêu cầu các Sở, ngành chức năng phải kết hợp chặt chẽ với các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh ngay từ khâu dự thảo báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh…để thống nhất nội dung, đảm bảo các dữ liệu chính xác và chuẩn bị các ý kiến giải trình của Ủy ban nhân dân tỉnh tại kỳ họp.…trước khi trình kỳ họp HĐND tỉnh các đe án chuyên đề. 

 Ngoài các nhiệm vụ kể trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Kinh tế -ngân sách HĐND tỉnh còn tự tổ chức được cuộc hội thảo khoa học về “kinh nghiệm tổ chức giám sát về kinh tế-tài chính của HĐND cấp huyện”; 03 Ban HĐND tỉnh phối hợp cùng Văn phòng HĐND tỉnh tổ chức được 33 lớp bồi dưỡng 5 kỹ năng hoạt động cho trên 3300 lượt đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã. Việc soạn thảo và truyền đạt các kỹ năng do các Trưởng ban hoặc Phó ban chuyên trách các Ban HĐND tỉnh chịu trách nhiệm, theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, không viện dẫn điều luật dài dòng, không lý luận chung chung khó hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng tập huấn.

Đến bài học kinh nghiệm

- Kết thúc mỗi nhiệm kỳ, HĐND các cấp cần tổ chức kỳ họp cuối nhiệm kỳ để tổng kết, đánh giá hoạt động của HĐND trên tất cả các mặt. Qua tổng kết phải đánh giá đúng mức những cái được, cái chưa được, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém, qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, mạnh dạn đề xuất kiến nghị chủ trương, chính sách, biện pháp để kiện toàn tổ chức, bộ máy của HĐND ngày càng hoàn thiện hơn, hiệu lực hơn. 

- HĐND, mà trực tiếp là Thường trực HĐND và Đảng đoàn HĐND tỉnh thông qua hoạt động có hiệu quả của mình để chứng tỏ cho cấp ủy địa phương thấy rõ vai trò, vị trí quan trọng của HĐND, qua đó các kiến nghị của HĐND đối với cấp ủy địa phương mới có tính thuyết phục cao. Sự quan tâm của cấp ủy địa phương đến HĐND phải được cụ thể hóa bằng Nghị quyết để lãnh đạo, phải được chỉ đạo thực hiện sâu sát ngay từ khi thành lập Hội đồng bầu cử, trong quá trình thực hiện các bước hiệp thương, đến các kỳ họp của HĐND…

- Các đại biểu HĐND phải nắm vững luật pháp và luôn luôn bám sát Nghị quyết của cấp ủy địa phương, qua đó cụ thể hóa, thể chế hóa thành Nghị quyết của HĐND để triển khai thực hiện. Ngược lại, các cấp ủy địa phương cần có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò của của HĐND, từ đó tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với HĐND các cấp: Đang lãnh đạo HĐND thông qua Đảng đoàn, qua Thường trực và các đảng viên là đại biểu HĐND…

Thái Doãn Mười