Ngày 1 tháng 7 năm 2025 - 9:54:25 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Các khu công nghiệp và các nhà máy: “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải” chuyện dài nhiều tập nhưng cũng phải có hồi kết Đăng ngày: 23/02/2008
Theo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) và Quy định BVMT trong các khu công nghiệp (KCN), các KCN khi lấp đầy 30% diện tích, phải đưa hệ thống Xử lý nước thải tập trung (XLNTTT) vào hoat động, trong đó mỗi nhà máy trong KCN trước khi đi vào hoạt động, phải có hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
Từ năm 2008 trở đi, các KCN phải xây dựng hệ thống XLNTTT song hành với các hạng mục công trình hạ tầng khác (dù là xây dựng cơ bản) mới được phép kêu gọi đầu tư. Nhưng thực tế, nhiều KCN chưa có hệ thống XLNTTT đã kêu gọi đầu tư; có KCN lấp đầy đến 70-80% diện tích vẫn chưa làm hệ thống XLNTTT, các nhà đầu tư khi thuê đất với giá thuê đất có bao gồm cả chi phí dịch vụ XLNTTT, nhưng nước thải của công ty họ lại không được xử lý ra loại A theo quy định. Nước thải của doanh nghiệp xả ra gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh họat của các khu dân cư, nhưng việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải với chi phí đầu tư khá lớn, do vậy nhiều Ban quản lý (đơn vị đầu tư hạ tầng) vẫn chan chừ và chưa bỏ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống XLNTTT... Môi trường vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, mọi người vẫn hàng ngày phải gánh chịu.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường (TN-MT), tính đến tháng 10-2007, Đồng Nai đã có 24 KCN được thành lập, trong đó có 19 KCN với khoảng 642 dự án đã đi vào hoạt động nhưng mới chỉ 1/3 số nhà máy đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ và 9 KCN có hệ thống hệ thống xử lý nước thải tập trung (XLNTTT). Hiện nay, lượng nước xả thải trung bình tại các KCN ước tính khoảng trên 60.000m3/ngày đêm. Nước thải từ các KCN không qua xử lý tập trung có lưu lượng lớn và thành phần ô nhiễm phức tạp, làm suy thoái chất lượng nước sông, suối trong khu vực, đe dọa cả chất lượng nước ngầm, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Kết quả quan trắc và phân tích 161 mẫu nước thải tại các điểm xả thải của 15 KCN tập trung và 5 doanh nghiệp lớn ngoài KCN do Sở TN-MT thực hiện cho thấy, trong tổng lưu lượng nước thải của 20 đơn vị được kiểm tra, có 449 thông số ô nhiễm vượt chỉ tiêu quy định. Một kết quả khảo sát khác cũng cho thấy, hàm lượng chì trong nước thai của KCN Biên Hòa 1 còn vượt 4 lần, hàm lượng phốt pho trong nước thải ở KCN Amata vượt khoảng gần 10 lần, amôniac vượt đến 95 lần, hàm lượng crôm ở KCN Hố Nai vượt 75 lần. Nguyên nhân chính là do nước thải không được xư lý hoặc xử lý chưa đạt. Trong khi đó, lượng nước thải của những KCN này chủ yếu thải vào sông Đồng Nai, sông Thị Vải, hồ Trị An và hồ Sông Mây.
Hiện có 3 KCN có hệ thống XLNTTT hoạt động tương đối ổn định là KCN Biên Hòa 2, Amata và Loteco; KCN Tam Phước và Long Thành, Nhơn Trạch 2 mới đưa hệ thống XLNTTT vào hoạt động; một số khác cũng đang khởi động như: Sông Mây, Bàu Xéo, KCN Biên Hòa 1 cũng đang tiếp tục đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải với Biên Hòa 2. Còn một số khu công nghiệp chưa đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải như: Khu Công nghiệp Hố Nai, Sông Mây, Định Quán, Nhơn Trạch 2, 3, 5 và KCN dệt may Nhơn Trạch. Từ thực tế trên, ngày 28 tháng 3 năm 2007, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ đạo tại văn bản số 2144/UBND-CNN về việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, văn bản chỉ đạo này đã có “thời hạn” cho các Công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. Văn bản chỉ đạo đã nêu rõ: Các Khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngòai khu công nghiệp phải hoàn tất việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tap trung trong năm 2007. Như vậy, từ nay đến 31 tháng 12 năm 2007, thời gian không còn nhiều, nếu không có sự tích cực của các Ban quản lý, các Công ty kinh doanh hạ tầng, các doanh nghiệp và sự đôn đốc, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn về môi trường và đầu tư thì liệu có thực hiện được đúng thới hạn theo quy định tại văn bản 2144.UBND-CNN. Hồi kết của việc đầu tư, đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải đã có “hồi kết” từ phía cơ quan quản lý nhà nước, còn phía các đơn vị thực thi nhiệm vụ liệu có đảm bảo đúng hạn định? Các đơn vị không đảm bảo đúng hạn định thì sẽ xử lý ra sao để tạo sự công bằng trong kinh doanh thời kinh tế hội nhập. Nguyễn Thị Phi
|
|
|