Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 37 tháng 11-2007

KINH DOANH VÀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ VĂN

Đăng ngày: 23/02/2008
Lâu nay, nhiều người vẫn quan niệm, nghề kinh doanh đơn thuần là làm sao có nhiều lợi nhuận, tức là kiếm ra được càng nhiều tiền càng tốt.
Theo lẽ đó, doanh nhân chỉ cần có một phẩm chất chủ yếu, đó là tài kinh doanh. Nhưng thực tế là những doanh nhân lớn đều rất quan tâm đến văn hóa, coi văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ khăng khít, tương hỗ lẫn nhau. Họ không chỉ am tường văn hóa của dân tộc mình mà còn am tường cả văn hóa của các dân tộc khác.

Chúng ta thường thấy các doanh nhân đến từ Trung Quốc, hàn Quốc, Nhật Bản .  .  luôn tranh thủ tìm hiểu, nắm bắt những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam như phong tục tập quán, ngôn ngữ, thói quen, khẩu vị, ẩm thực, nghệ thuật. .  vv . . Họ làm việc này nhằm phát triển kinh tế và tinh thần của mình. Phần đông họ rất tích cực học tiếng Việt, bởi ngôn ngữ là chìa khóa để mở cánh cửa văn hóa. Có những doanh nhân như ông Ken Arakawa- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Siêu thị PSSC đến từ Nhật bản rất say mê nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt, thậm chí còn là môn đồ của nghệ thuật sân khấu tuồng. Những doanh nhân châu Á cũng tỏ ra rất nhạy cảm, hòa nhập ngay với truyền thống “tương thân tương ái” của người Việt, họ luôn sẵn lòng tham gia cứu trợ xã hội, khuyến học, khuyến tài vv.. .

            Những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Đồng Nai mở rộng giao thương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp và nhà kinh doanh nào cũng coi trọng yếu tố văn hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối sản phẩm. Nói cách khác, không phải ai cũng biết khai thác văn hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh hoặc đề cao “ văn hóa kinh doanh” của mình. Bởi vậy nên nhiều nhà kinh doanh đem bán cái mình có chứ không bán cái người ta cần, trong khi lẽ ra phải làm ngược lại. Thêm vào đó, cung cách ứng xử trong kinh doanh cũng chưa thật sự văn minh, còn có hiện tượng gian lận, bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng vv. . Ở các chợ còn phổ biến hành vi phản văn hóa như nói thách, lừa gạt khách lạ, co kéo, đe dọa, o ép người mua vv. . Những điều này gần như không hề thấy ở các chợ của Thái Lan và nhiều nước khác trong khu vực. Đây chính là mặt hạn chế khiến cho các chợ ở ta (kể cả ở thành phố Biên Hòa) mất dần tính hấp dẫn so với hệ thống siêu thị. Những năm qua, các doanh nghiệp Đồng Nai thành công như Vina caphe Biên Hòa, Bitis, may Đồng Tiến, Dona Food, Bibica . . đều nỗ lực làm cho hàng hóa của mình đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng những yếu tố văn hóa như phong tục tập quán, khẩu vị, thị hiếu thẩm mỹ, thói quen tiêu dùng .  .của khách hàng. Một số chợ ở Biên Hòa như Tân Mai, Tân Phong. . đã xây dựng mô hình chợ văn hóa và bước đầu thu được kết quả tốt. Có thể nói,trong thời đại công nghệ thông tin,"văn hóa kinh doanh" biểu hiện dưới nhiều khía cạnh, nhiều cấp độ khác nhau nhưng đều góp phần quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Không chỉ những thương gia, chủ doanh nghiệp lớn mà ngay cả các tiểu thương cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, coi trọng đạo đức kinh doanh, biết giữ chữ tín, đó là cách tốt nhất để tạo dựng "thương hiệu" cho mình. Những biểu hiện phản văn hóa đương nhiên sẽ làm tổn hại đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. .

Hiện nay, thương trường, kinh doanh đang là lĩnh vực thu hút rất đông bạn trẻ Việt Nam và Đồng Nai. Số lượng doanh nghiệp, doanh nhân đang không ngừng tăng lên, trong đó có nhiều người thuộc thế hệ 7 X, 8X... Đây là những người mang hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài nên đồng thời cũng là lực lượng “ tiếp thị” hình ảnh của nước Việt Nam với thế giới. Vì vậy các doanh nhân không chỉ cần trau dồi ngoại ngữ mà còn cần phải trau dồi kiến thức lịch sử văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp trong kinh doanh của người Việt như trọng chữ tín, có tính cộng đồng cao . vv. .Ngoài ra, muốn sang nước ngoài làm việc hay kinh doanh thì không thể không quan tâm đến người dân nước sở tại sinh sống, ăn, ở, giải trí ra sao, rộng hơn nữa là truyền thống lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của họ như thế nào? Đây là những yếu tố đôi khi "vô hình vô ảnh" nhưng lại cần thiết để mang lại thành công cho một doanh nghiệp.

Hồng Ngọc