Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 71-T1&2-2011

Một số kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam

Đăng ngày: 15/05/2013
​Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã thực hiện quyền thừa kế tại các tổ chức tài chính tiền tệ Quốc tế như IMF, WB, ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nhưng sau đó quan hệ với các tổ chức này bị ngưng trệ. 

​      ​Năm 1993, nước ta đã khai thông được quan hệ với họ, đưa hoạt động hợp tác với các định chế này dần di vào chiều sâu. Nước ta đã tích cực tham gia các tổ chức khu vực và thế giới đưa quá trình hội nhập quốc tế lên một tầm cao hơn. Năm 1996 nước ta tham gia ASEM gồm 10 nước Châu Á và 15 nước Châu Âu; năm 1998 nước ta gia nhập APEC gồm các nước và lãnh thổ thuộc Châu Á, châu Mỹ và châu Đại dương ở hai ven bờ Thái Bình Dương. Năm 2005 nước ta đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đồng thời tham gia AFTA với cam kết thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Tháng 11/2007 nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. 

      Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng. Thứ nhất: Đã làm thất bại chính bao vây cấm vận, cô lập nước ta của các thế lực thù địch, tạo dựng được môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ hai: Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do Liên Xô và hệ thống XHCN sụp đổ gây nên và mở rộng được thị trường xuất, nhập khẩu. Thứ ba: Thu hút được nguồn lớn FDI bổ sung cho nguồn vốn trong nước, kết hợp nội, ngoại lực đạt được một số thành tựu kinh tế to lớn và quan trọng. Thứ tư: Tranh thủ được nguồn vốn ODA ngày càng lớn. Thứ năm: Tiếp thu khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo. Thứ sáu, từng bước đưa hoạt động của các ngành và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 

      Việt Nam ta tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế từ một xuất phát điểm thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế, có những bất cập về hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, kết cấu hạ tầng; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đặt biệt là các doanh nghiệp và còn xuất hiện những khó khăn từ phía đối tác nước ngoài. 

      Từ những nguyên nhân đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn những tồn tại, hạn chế đó là: Chúng ta chưa hoạch định được một chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế mang tầm quốc gia với lộ trình tổng thể và dài hạn làm cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương có căn cứ để triển khai; việc thực hiện phương châm của Đảng và Nhà nước là chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự đạt hiệu quả, thiếu tính chủ động, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước; nhiều công tác chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm; nền kinh tế và thể chế hành chính ở nước ta hiện nay còn có sự khác biệt với các nước, do đó hạn chế đến lộ trình và kết quả hội nhập kinh tế quốc tế; trong quan hệ thương mại, năng lực cạnh tranh về giá cả và các yếu tố ngoài giá sản phầm, dịch vụ của nước ta nhìn chung còn thấp.

                                                                                  Ngọc Hiền