Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 67-T8-2010

Một số kết quả trong công tác đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 14/05/2013
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện việc triển khai đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2010, vừa qua, Ban VH-XH HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát việc triển khai đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

      ​​Trong các năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc đầu tư xây dựng các Trung tâm Văn hóa – Thể thao các cấp, các cơ sở vui chơi, giải trí dành cho trẻ em đã được Đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh quan tâm thực hiện. Điều này thể hiện rõ ở việc HĐND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của các em từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn xã hội hóa; UBND tỉnh đã ban hành Chương trình xây dựng tụ điểm văn hóa cơ sở và các Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể ở từng địa phương. Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã và thành phố cũng đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai, giám sát việc thực hiện các mục tiêu chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em đến các cấp, các ngành có liên quan; hàng năm, rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên lồng ghép trong quy hoạch điểm dân cư nông thôn và quy hoạch đô thị.

     Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 304 cơ sở vui chơi giải trí dành cho trẻ em, trong đó có 116 cơ sở do tổ chức, cá nhân xây dựng từ nguồn xã hội hóa. Nhưng qua điều tra thực tế cho thấy, các em được hưởng lợi thực sự lại xuất phát tại các sân chơi, bãi tập tại Trung tâm VH-TT huyện, Trung tâm VH-TT cấp xã, công viên, trường mẫu giáo. Các cơ sở vui chơi cho trẻ em được xây dựng từ nguồn XHH chủ yếu lại tập trung tại các khu vực như: thành phố, khu trung tâm của địa phương và nơi dân cư tập trung đông. Còn tại các xã nghèo, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, các nhà đầu tư ngại bỏ vốn vì khó thu hồi.

      Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em, nhất là ở cơ sở trong thời gian qua đã từng bước được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tính trong 3 năm từ 2007 – 2009, toàn tỉnh đã tổ chức được 1.564 lượt hoạt động văn hóa, thể thao với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và đã thu hút 404.742 em tham gia … 

      Qua đó tạo được môi trường sinh hoạt lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách đạo đức và nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em vẫn còn một số bất cập, đó là: Tỉnh chưa có nghị quyết, đề án, quy hoạch, đầu tư xây dựng riêng các điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn trong thời gian qua còn ít so với nhu cầu và tốc độ phát triển của trẻ em trong tỉnh; việc thu hút xã hội hóa đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia; còn nhiều vướng mắc trong biên chế cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác tại các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ; việc phân cấp quản lý các cơ sở này hiện còn nhiều bất cập và không thống nhất giữa các cơ quan chức năng…

      Để thực hiện tốt hơn nữa việc đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng các cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em trong những năm tiếp theo, Ban VH-XH HĐND tỉnh đã kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương cần có sự quan tâm trong công tác phân bổ chỉ tiêu nguồn vốn đầu tư và xây dựng hàng năm của tỉnh Đồng Nai; Chính phủ cần ban hành các văn bản chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em gắn với quy hoạch xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh; Quy định việc ưu tiên quỹ đất, kinh phí và lộ trình xây dựng các Nhà văn hóa thiếu nhi cấp huyện; quy định, hướng dẫn cụ thể trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ em vì hiện nay công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tuy được nhiều ngành quan tâm nhưng chỉ giới hạn trong từng lĩnh vực của cơ quan mình phụ trách chứ không có cơ quan chủ quản, theo dõi chung nên chưa có sự đồng bộ.

                                                                                     Hòa Bình