Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 67-T8-2010

Nước thải sau xử lý của Nhà máy giấy Tân Mai chưa đạt tiêu chuẩn cột B

Đăng ngày: 14/05/2013
​Sau vụ cá bè chết hàng loạt tại làng cá bè thuộc 2 phường Tân Mai và Thống Nhất, tại kỳ họp thứ 19 của HĐND tỉnh, đại biểu Huỳnh Hữu Nghĩa đã có chất vấn đối với các cơ quan chức năng liên quan về việc nước thải từ Nhà máy giấy Tân Mai và các cơ sở sản xuất nước thải sinh hoạt đổ xuống sông Cái gây ô nhiễm nguồn nước. 

​      ​Để xem xét việc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường nói trên, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, đồng thời có đi khảo sát thực tế nơi nuôi cá bè và khu xử lý nước thải của Nhà máy giấy Tân Mai. Kết quả giám sát cho thấy Nhà máy giấy Tân Mai đã có những cố gắng trong việc thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, nhưng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cột B.

      Nhà máy giấy Tân Mai là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Nhà máy đã hoạt động được 52 năm tại địa điểm khu phố 1, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã thực hiện các biện pháp bảo vệ  môi trường, như đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải, có ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại với Công ty Liên doanh Xi măng HOLCIM Việt Nam; đối với chất thải rắn thông thường, Nhà máy giấy Tân Mai đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Biên Hòa xử lý đúng quy định. Đối với nước thải công nghiệp, Nhà máy giấy Tân Mai có Hệ thống xử lý nước thải với công suất xử lý 9.000 m3/ngày đêm (hệ thống XLNT do Chính phủ Thụy Điển tài trợ), phương pháp xử lý bằng lắng lọc cơ học và sử dụng hóa chất H2O2. Nước thải sau khi được lắng lọc chảy qua hệ thống cống tràn xả vào đường cống xả thải của công ty ra sông Cái (một nhánh của Sông Đồng Nai), nước thải công nghiệp sau xử lý của Nhà máy giấy Tân Mai từ trước đến nay được xử lý bằng HTXLNT hiện hữu này chỉ cố gắng đạt tiêu chuẩn cột B trước khi thải ra môi trường. Nhà máy giấy Tân Mai là một trong những đơn vị trong danh sách ô nhiễm môi trường phải di dời ra khỏi khu dân cư của thành phố Biên Hòa vào năm 2010, nhưng hiện nay do mới được giao đất và Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai đang thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở mới tại huyện Long Thành và UBND tỉnh Đồng Nai cũng đồng ý gia hạn cho Công ty di dời đến nơi mới vào năm 2012. Hiện nay công suất sản xuất của Nhà máy giấy Tân Mai đã giảm 50%, do vậy lượng nước thải cũng giảm xuống còn khoảng 4.500 m3/ ngày đêm. Để khắc phục ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải công nghiệp, công ty đã dùng nhiều biện pháp thu hồi tái sử dụng, xử lý nước thải nội vi, như thu hồi lượng nước trắng từ khay nước trắng chảy tràn tại 2 máy ép bột, thu gom các điểm nước trắng chảy tràn tại máy giấy 3, sử dụng nước trắng chảy tràn để rửa dăm và rửa các vis côn tại phân xưởng bột, thu gom nước trắng chảy tràn để pha loãng bột tẩy thay vì phải sử dụng nước trong, từ đó tổng lưu lượng thải đã giảm. 

      Trong thời gian từ nay đến năm 2012, để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy chuẩn quy định tại địa điểm nguồn tiếp nhận nước thải là đoạn sông Đồng Nai tại khu vực xả nước thải của Nhà máy Tân Mai phải đạt tiêu chuẩn cột A (vì đây là đoạn sông cung cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất, nuôi trồng thủy sản của khu vực). Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã ký hợp đồng kinh tế với Công ty TNHH Công nghệ sạch TPHCM để thực hiện khảo sát- thiết kế - giám sát thi công phần xây dựng cung cấp lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ HTXLNT dây chuyền sản xuất bột CTMP của Nhà máy giấy Tân Mai công suất 4.950 m3/ngày đêm. Theo báo cáo của công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, giá trị đầu tư HTXLNT khoảng 30 tỷ đồng gồm giá trị thiết bị là 8 tỷ đồng và đầu tư hệ thống hồ bể bằng thép không rỉ 22 tỷ đồng để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường (đạt tiêu chuẩn cột A) trước khi thải ra sông Đồng Nai. Thời gian thực hiện để hoàn thành đưa vào sử dụng HTXLNT đạt tiêu chuẩn cột A này từ 9 tháng đến 12 tháng. Theo Ông Lê Quang Huy- Phó tổng Giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai khẳng định với Đoàn giám sát là nước thải đạt quy chuẩn môi trường cột B của Nhà máy giấy Tân Mai sẽ không gây chết cá vì Nhà máy giấy Tân Mai cũng có bè cá nuôi tại khu vực xả thải này, tại khu nuôi cá, công ty có sổ nhật ký trực mỗi ngày, có máy đo DO, máy đo pH, sổ ghi nhận trong tháng 7/2010 là không vượt chỉ tiêu.  

nha may tan mai.jpg
Thường trực HĐND tỉnh khảo sát tại địa điểm
 xả nước thải của Nhà máy giấy Tân Mai​

 

      Các thành viên tham gia Đoàn giám sát cũng đã có các ý kiến về việc Nhà máy giấy Tân Mai xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn môi trường, hiện nước thải sau xử lý của Nhà máy giấy Tân Mai chưa đạt tiêu chuẩn cột B. Nhưng do Nhà máy nằm trong danh sách di dời cho nên chưa thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường triệt để. Đối với việc cá bè chết hàng loạt trong tháng 6 vừa qua là do mưa đầu mùa đã cuốn trôi nhiều chất thải xuống sông làm ô nhiễm nguồn nước cục bộ đã gây chết cá. Hiện nay trên khu vực khúc sông Cái này có rất nhiều doanh nghiệp cùng xả nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó có Nhà máy giấy Tân Mai. 

      Đối với việc cá bè chết hàng loạt, nguyên nhân đầu tiên là mật độ các bè cá quá dày, thức ăn cho cá cũng gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời với mật độ dày, khi có mưa lớn, cuốn trôi nhiều chất thải xuống sông kết hợp với nước xả thải từ các cơ sở thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa 1, các cơ sở sản xuất nằm rải rác ven sông Cái và nằm trong các khu dân cư chưa di dời, sẽ gây ô nhiễm nặng làm cá chết hàng loạt. 

      Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước gây cá chết hàng loạt, trước hết đề nghị UBND thành phố Biên Hòa phải triển khai thực hiện đúng quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt về việc nuôi cá bè trên sông Đồng Nai tại địa phận thành phố Biên Hòa. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí và công khai quy hoạch nuôi cá bè cả về số lượng, mật độ, kỹ thuật nuôi cá bè nhằm hạn chế tới mức tối đa ô nhiễm nguồn nước. Được biết, theo quy hoạch của thành phố Biên Hòa thì số lượng bè cá tại khu vực này chỉ được tối đa là 250 bè, nhưng hiện nay đã có tới 800 bè cá của các hộ dân nuôi tự phát. Đồng thời đề nghị Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường, thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện trong thời hạn 9 tháng hoàn thành việc đầu tư xây dựng HTXLNT để nâng chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A trước khi thải ra môi trường. 

                                                                            Nguyễn Thị Phi