Ngày 1 tháng 7 năm 2025 - 23:49:57 | |  |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Đồng Nai thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với người tàn tật Đăng ngày: 03/10/2007
Thực hiện Quyết định số 22/QĐ.HĐND ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về người tàn tật trên địa bàn tỉnh. Trong 2 ngày, ngày 31/5/2007 và 05/6/2007 Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức đoàn khảo sát, giám sát công tác này tại Trung tâm Bảo trợ người già, người tàn tật, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật và Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
 |
Ông Nguyễn Văn Dũng-UVTT HĐND tỉnh thăm hỏi người già tại Trung tâm Bảo trợ người già, người tàn tật | Qua khảo sát cho thấy, việc thực hiện chính sách, pháp luật về người tàn tật đã thực hiện đầy đủ từ công tác tiếp nhận - quản lý, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và phục vụ tinh thần. Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng xã hội tại Quyết định số 39/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Trung tâm đều thực hiện với mức sống cao hơn cho các đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm. Đoàn giám sát đánh giá cao sự phối hợp giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội với các ngành, chính quyền địa phương triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người tan tật trong thời gian qua, kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định bổ sung đối tượng và các mức trợ cấp để chăm sóc đối tượng ở các Trung tâm và cộng đồng ngày càng tốt hơn.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 2.461 người được xét trợ cấp thường xuyên, trong đó người tàn tật 1.678 người và 783 người bị nhiễm chất độc hóa học. Đối tượng được xét trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng là người tàn tật nặng, không có nguồn thu nhập, gia đình thuộc diện hộ nghèo, hưởng mức trợ cấp 170.000 đồng/tháng, mức trợ cấp cho người do bị nhiễm chất độc hóa học không tự phục vụ được là 120.000đ/người/tháng. Những người tàn tật nặng, không có nguồn thu nhập, không người nuôi dưỡng, không nơi nương tựa được tiếp nhận vào Trung tâm bảo trợ xã hội để chăm sóc nuôi dưỡng. Chế độ tiền ăn của người tàn tật và nhóm trẻ khuyết tật nhẹ là 350.000đ/người/tháng, trẻ khuyết tật nặng là 400.000đ/trẻ/tháng. Chế độ này được căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của y tế quy định. Ngoài ra các Trung tâm còn trích từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để bổ sung vào các bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho các đối tượng.
Hiện có 262 người tàn tật tại Trung tâm Bảo trợ người già, người tàn tật và Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi khuyết tật, trong đó có 65 trẻ khuyết tật được cha mẹ gửi và đóng góp kinh phí. Trẻ em khuyết tật và người tàn tật hàng ngày đều được tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, tập dưỡng sinh. Những người liệt nằm tại chỗ được chăm sóc phục vụ tại giường. Còn đối với người tàn tật ở cộng đồng được phục hồi chức năng vận động tại các trạm y tế phường, xã.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Thể dục thể thao và Sở Văn hóa Thông tin thường xuyên tổ chức cho người khuyết tật tham gia các giải thể thao, văn nghe của tỉnh, khu vực và toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật phát huy được sở trường phù hợp với sức khỏe của mình. Các giải thể thao, văn nghệ là ngày hội lớn của người khuyết tật, đã tạo nên sự giao lưu, gần gũi, thân thiện giữa những người khuyết tật trong tỉnh và cả nước, thể hiện sự đồng cảm, hỗ trợ, giúp đỡ của người bình thường đối với người khuyết tật. Từ đó giúp người khuyết tật tự tin hơn trong cuộc sống, khắc phục khó khăn học tập, rèn luyện và lao động sản xuất, đóng góp vào thành quả chung của xã hội.
Tỉnh đã triển khai Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/04/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về lao động là người tàn tật cho 346 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện có 217 doanh nghiệp đã tiếp nhận 1.119 người tàn tat vào làm việc, trong đó Công ty Cao su Đồng nai tiếp nhận 327 người khuyết tật, Công ty Changshin Việt Nam tiếp nhận 151 người, Công ty Roohsing tiếp nhận 37 người. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cho người tàn tật cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, không phải doanh nghiệp nào cũng muốn tiếp nhận lao động là người tàn tật vào làm việc vì do đặc điểm của người tàn tật do đó phải trang bị điều kiện cơ sở vật chất phù hợp nên nhiều doanh nghiệp đã từ chối. Qua đó, đoàn giám sát đã có kiến nghị với Sở Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Trung tâm Bảo trợ cần năng động trong việc dạy nghề, đào tạo nghề, xây dựng được mô hình đào tạo nghề phù hơp cùng với sự hỗ trợ cộng đồng để đảm bảo điều kiện cho người tàn tật. Đồng thời triển khai các kế hoạch lồng ghép cùng với các sở, ngành về các chính sách giáo dục, y tế...đối với người tàn tật được tốt hơn.
Thu Hương
|
|
|