Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 37 tháng 11-2007

Giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đăng ngày: 23/02/2008
Trong thời gian qua, chủ trương xã hội hóa (XHH) hoạt động y tế, giáo dục- đào tạo, văn hóa, thể dục- thể thao đã được thực hiện ở các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đạt một số kết quả khả quan. Đến nay, trên địa bàn tỉnh nhiều cơ sở giáo dục, phòng khám bệnh, cơ sở cung cấp các dịch vụ văn hóa, thể dục - thể thao ngoài công lập được xay dựng, không chỉ ở khu đô thị mà còn ở các huyện miền núi.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên-Phó Ban VHXH HĐND tỉnh phát biểu tại buổi họp kết luận giám sát
Các cơ sở này cùng với các cơ sở công lập tạo nên hệ thống cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục- thể thao phong phú, đa dạng, đáp ứng khá tốt nhu cầu hoc tập, chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh. Xã hội hóa là nhu cầu cần thiết và khách quan, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Trong Giáo dục- Đào tạo cho thấy tổng thu XHH từ trường học trên 133 tỉ đồng và từ các nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế trên 12 tỉ đồng. Với nguồn kinh phí này, đã xây dựng 1.032 phòng học và hỗ trợ các hoạt động trong nhà trường gần 20 tỉ đồng. Đồng thời, thông qua các hoạt động khuyến học, khuyến tài của tỉnh, các địa phương đã huy động được sự đóng góp của các nhà hảo tâm cho công tác khen thưởng, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học gần 40 tỉ đồng. Xã hội hóa thiết bị y tế trong các bệnh viện công lập bằng hình thức vận động vốn của CBNV trong ngành y tế và vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh để đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở hạ tầng tại bệnh viện Đa khoa khu vực Thống Nhat trên 10 tỉ đồng và một số dự án tại các cơ sở y tế khác đang chuẩn bị triển khai thực hiện với kinh phí dự toán trên 10 tỉ đồng. Ngoài ra, có 04 khu điều trị theo yêu cầu tại các bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Đa khoa khu vực, bệnh viện Nhi và nhiều phòng khám nhân đạo, phòng khám kết hợp quân dân y. Trong hoạt động y tế đã thực hiện đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe, bên cạnh hệ thống y tế công lập, hệ thống y dược tư nhân cũng đã góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Phong trào thể dục- thể thao được xếp loại khá của cả nước, được Uỷ ban TD-TT chọn là 1 trong 10 địa phương trọng điểm triển khai thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ.CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với hoạt động TD-TT. Vì thế, bên cạnh các cơ sở thể dục- thể thao, các Trung tâm văn hóa - thể thao cấp phường, xã đầu tư từ ngân sách đang từng bước được xây dựng, có khoảng 60% kinh phí tổ chức các giải thể thao quần chúng là do vận động hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân và một số đơn vị kinh tế tài trợ xây dựng cơ sở vật chất TDTT cho địa phương. Từ chỗ tận dụng các cơ sở vật chất hiện có, cải tạo lại để đưa vào kinh doanh ở những môn thể thao đơn giản và do nhu cầu cho tập luyện ngày càng nhiều, đòi hỏi cơ sở phục vụ phải hiện đại, các cá nhân, đơn vị bắt đau đầu tư cơ sở vật chất khá quy mô đã góp phần đáng kể vào việc tổ chức cho nhân dân, thanh thiếu niên, học sinh ở các địa phương trong tỉnh tham gia tập luyện. Điều đó cho thấy công tác xã hội hóa hoạt động TDTT được triển khai đúng hướng, có hiệu quả. Bên cạnh các thiết chế văn hóa được đầu từ ngân sách nhà nước, hàng năm đã huy động nguồn vốn ngoài ngân sách trên 3 tỷ đồng để chống xuống cấp các di tích văn hóa của tỉnh.     

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP từ nay đến 2010 như việc chuyển đổi các cơ sở giáo dục bán công và một số cơ sở công lập sang loại hình dân lập, tư thục, đến nay TW cũng chưa có hướng dẩn cụ thể về cơ chế, chính sách đối với cán bộ, viên chức của các đơn vị công lập khi chuyển sang cơ chế hoạt động mới. Một số cơ sở giáo dục bán công có nguồn gốc đất  là của các cơ sở tôn giáo giao cho nhà nước quản lý, nên khi chuyển sang dân lập, tư thục có khó khăn. Hoạt động văn hóa là hoạt động khá nhạy cảm, dễ biến tướng, nên công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này gặp không ít khó khăn. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa tư nhân vì lợi ích kinh tế đã biến tướng, vi phạm các quy định quản lý, thậm chí vi phạm pháp luật. Kinh doanh dịch vụ văn hóa là loại kinh doanh có nhiều rủi ro. Mot số đơn vị, cá nhân do chưa khảo sát, tìm hiểu kỹ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, chạy theo phong trào, đầu tư chưa đúng hướng, dẫn đến thua lỗ, giải thể ( hồ bơi Ngư Nhân, Câu lạc bộ “ Hát cho nhau nghe”…).

Để thực hiện NQ 05-CP đạt hiệu quả, trong thời gian tới UBND tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh đề án và kế hoạch triển khai thực hiện NQ 05/2005/NQ-CP trình HĐND tỉnh xem xét. Chú ý tăng cường nguồn lực đầu tư cho khu vực công lập, đồng thời khuyến khích phát triển cơ sở ngoài công lập. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về XHH để chính quyền các cấp, các tổ chức, các đơn vị và nhân dân có nhận thức đúng, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng chủ trương XHH. Rà soát hiện trạng, điều chỉnh và công bố công khai về qui hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh để nhan dân( trong đó có các nhà đầu tư) biết tham gia thực hiện. Từng ngành cần xây dựng kế hoạch, bước đi cụ thể trong tổ chức thực hiện chủ trương XHH của ngành mình, đặc biệt là việc chuyển các cơ sở công lập, bán công sang dân lập, tư thục hoặc hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng, đất đai…phù hợp với điều kiện địa phương,  nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện luật pháp đối với các hoạt động dịch vụ văn hóa trên toàn tỉnh.

Nguyễn Kim Ngọc