 |
Tiến sĩ James Woodward đang hướng dẫn học isnh hoàn thành bản thảo sách dạy ngôn ngữ dấu Việt Nam |
Trong 5 năm qua đã có 220 thí sinh tốt nghiệp tiểu học trong cả nước tham gia ứng tuyển, trong đó có 58 thí sinh trúng tuyển qua phỏng vấn trực tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu với dự án và họ trở thành những học sinh của dự án. Tham gia học tập tại đây, học viên được học cùng một lúc hai chương trình: văn hoá bổ túc bậc THCS và THPT và chương trình đào tạo ngôn ngữ dấu hiệu với hai nội dung phân tích ngôn ngữ ký hiệu và giảng dạy ngôn ngữ dấu hiệu. Với nỗ lực của từng cá nhân, hầu hết học sinh đều có kết quả học tập từ trung bình trở lên. Đặc biệt trong ba năm qua, học sinh của dự án thi tốt nghiệp bổ túc THCS đạt 100%, trong đó có 2 học sinh tốt nghiệp loại giỏi là Nguyễn Trần Thuỷ Tiên, hiện đang theo học lớp 12 và Nguyễn Hoàng Lâm, hiện đang theo học lớp 10, Lâm cũng là học sinh có số điểm tốt nghiệp cao nhất khối bổ túc THCS của tỉnh Đồng Nai. Về giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu, hiện tại đã có 12 học sinh hoàn thành chương trình ở mức độ 1; 7 học sinh tiếp tục được đào tạo ở mức độ 2. Với chương trình này, học sinh được trang bị phương pháp dạy, kỹ năng soạn giáo án, tìm tư liệu dạy học và được thực hành trên cơ sở tổ chức các lớp dạy dấu cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Đồng Nai sau giờ học. Về nội dung phân tích ngôn ngữ dấu hiệu đã có 29 học sinh hoàn thành mức độ 1, 14 học sinh xuất sắc đang theo học mức độ 2. Đặc biệt trong năm học mới, tiến sỹ James Woodward, giám đốc dự án cùng người vợ là cô Nguyễn Thị Hoà và cũng là cộng sự đắc lực tổ chức, hướng dẫn một số học sinh xuất sắc biên soạn bộ tài liệu cho cộng đồng người điếc. Đó là bộ sách “Dạy học ngôn ngữ dấu hiệu Việt Nam” và “Từ điển ngôn ngữ dấu hiệu” bằng 3 thứ ngôn ngữ dấu hiệu ố, tiếng Việt và tiếng Anh, đến thời điểm này đã hoàn thành bản thảo quyển I sách Dạy học ngôn ngữ dấu hiệu và tập 1, 2 Từ điển ngôn ngữ dấu hiệu.
Với những kết quả đó, dự án đã được cộng đồng người điếc thế giới đánh giá cao. Học sinh câm, điếc Việt Nam trở thành tấm gương về sự vượt khó học tốt và tham dự các hội thảo quốc tế về người điếc tại Thái Lan, Hồng Kông, Nauy. Điển hình phải kể đến là các bạn như Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Trần Thuỷ Tiên, Nguyễn Văn Trung, Phạm Đoàn Khiêm, Nguyễn Thị Thu Hương…
Ngoài ra, học sinh của dự án còn được tiếp cận với các chương trình giáo dục, hướng nghiệp, nhằm nâng cao ý thức về nghề nghiệp, biết lao động tự phục vụ bản thân và phụ giúp gia đình. Vào các dịp lễ, tết các em trở thành những đầu bếp, những nhà thiết kế thời trang để tranh tài với nhau và mời thầy cô trong dự án thưởng thức. Các hoạt động vui chơi, giải trí, dã ngoại cho các em cũng được dự án tổ chức thường xuyên giúp các em vừa được giao lưu, học hỏi, hiểu thế giới bên ngoài cũng như cộng đồng xã hội và nâng cao thêm kỹ năng về ngôn ngữ dấu, đặc điểm ở từng vùng miền.
Với mong muốn tạo ra cho ngưòi khiếm thính một tương lai tốt đẹp, TS James Woodward cùng với sự cộng tác của vợ ông, đã quyết tâm xây dựng dự án và được bạn bè quốc tế ủng hộ như giáo sư tiến sỹ Mike Kemp, Đại học Hallaudet, Hoa Kỳ; nghiên cứu sinh Jean Gordon, thạc sỹ Stacey Bradford... và một số thầy cô giáo từ các trường THCS và THPT tham gia giảng dạy trong dự án. Chính tiến sỹ James Woodward cũng là người tranh thủ được sự tài trợ của tổ chức quỹ Nhật Bản tài trợ trung bình 50.000 USD/ năm học trong vòng 6 năm liên tục. Theo thoả thuận, đến thời điểm này chỉ còn một năm là kết thúc dự án. Hiện Sở giáo dục-Đào tạo đang kiến nghị quỹ Nhật bản tài trợ hàng năm ít nhất đến năm 2010.
Dự án cũng đang kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân trong nước vào việc đào tạo người khuyết tật có đủ trình độ về ngôn ngữ dấu và vươn cao trong cuộc sống, giúp các em có cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp bậc trung học. Ngay trong lễ khai giảng năm học mới, Trường Đại học Lạc Hồng và Hội khuyến học tỉnh đã tài trợ 10 máy vi tính trị giá 80 triệu đồng. Hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều tấm lòng hơn nữa để chấp cánh cho những ước mơ của các em trở thành hiện thực.
Bích Thuận
 |
Tiến sĩ James Woodward đang hướng dẫn học sinh hoàn thành bản thảo dạy ngôn ngữ đấu Việt Nam |