Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 71-T1&2-2011

Một năm hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh

Đăng ngày: 15/05/2013
​Trong tổng số 205 Nghị quyết được HĐND tỉnh ban hành từ hơn sáu năm qua (tình từ đầu nhiệm kỳ 2004-2011), chỉ tính riêng năm 2010, HĐND tỉnh đã ban hành được 42 Nghị quyết. Như vậy có thể nói năm 2010 là năm có số lượng Nghị quyết ban hành lớn góp phần vào kết quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết) của HĐND tỉnh của cả nhiệm kỳ. 

​      ​Trong tổng số 42 Nghị quyết được ban hành (dự kiến ban đầu là 43 Nghị quyết) thì số Nghị quyết chuyên đề chiếm số lượng là 28 Nghị quyết. Trong số 28 Nghị quyết này lại có 05 Nghị quyết mang tính rất đặc thù của địa bàn tỉnh Đồng Nai như: Quy định tạm thời về hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; tổ chức và hoạt động của Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; quy định chế độ hỗ trợ cho các bộ, công chức làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quy định tạm thời về các khoản hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã từ nguồn ngân sách tỉnh Đồng Nai; chế độ, định mức ngày công lao động và số lượng Chỉ huy Phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Dân quân thường trực cấp xã và khu phố, ấp đội trưởng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015. Việc ban hành các Nghị quyết này đảm bảo sự tuân thủ theo các quy định của pháp luật đồng thời phát huy vai trò của HĐND tỉnh trong việc quyết định những vấn đề cụ thể phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương đã được Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định.

      Nhìn một cách tổng thể thì 5 nội dung nêu trên chủ yếu liên quan đến công tác tổ chức, đảm bảo cho hoạt động quản lý và công tác tự quản của chính quyền cấp cơ sở. Trong số này, có những nội dung đã được tính toán đến từ rất sớm và để được trình ra HĐND tỉnh, các vấn đề đó đã trải qua một quá trình nghiên cứu kỹ, cân nhắc thận trọng. Ban hành Nghị quyết về cơ cấu tổ chức, chế độ chi cho các tổ chức nêu trên đồng nghĩa với việc tỉnh sẽ phải chi thêm một khoản kinh phí trong thời gian tới. Tuy nhiên do xác định rõ hiệu quả hoạt động và sự cần thiết của các tổ chức đó sau khi được thành lập nên HĐND tỉnh xem xét, ban hành Nghị quyết để kịp thời đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý, điều hành trên địa bàn tỉnh. Với một địa bàn năng động, có tộc độ phát triển kinh tế cao và có nhiều yếu tố đặc thù về dân cư, địa lý như Đồng Nai thì việc ban hành những Nghị quyết chuyên đề có tính đặc thù không ngoài mục đích để đáp ứng với yêu cầu thực tế. Điều này cũng là sự thể hiện HĐND tỉnh luôn đồng hành, phối hợp chặt chẽ với UBND để kịp thời có những quyết định phù hợp. Chính vì vậy, sau khi được HĐND tỉnh nhất trí thông qua, UBND tỉnh đã khẩn trương triển khai thực hiện. Khi đi vào cuộc sống, các Nghị quyết nhận được sự hoan nghênh, đồng tình, nhất trí cao của cử tri, của nhân dân và tạo cơ sở vững chắc để tin tưởng rằng các Nghị quyết này sẽ phát huy được tác dụng mang yếu tố đặc thù của mình.

      Hai mươi ba Nghị quyết chuyên đề còn lại là việc cụ thể hóa, triển khai các quy định của các ngành Trung ương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể kể đến một số nội dung cụ thể như sau: Thu phí của dự án B.O.T đường 768; công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; điều chỉnh, bổ sung một số quy định về phí xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường; quy định chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Đồng Nai, chi tiêu tổ chức các Hội nghị, Hội thảo Quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; quy định về chuẩn nghèo và chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015; quy định về trợ cấp cho công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, nghĩa trang cán bộ và người có công tỉnh và các nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn tỉnh; Quy định về chế độ chi tiêu, đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; chức danh, số lượng, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 và phương hướng, kế hoạch 5 năm 2011-2015; định mức phân bổ chi ngân sách địa phương và tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2011, giai đoạn 2011-2015; chế độ công tác phí, chế độ chi các cuộc hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011- 2015; mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; thành lập phòng Dân tộc cấp huyện; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn tỉnh Đồng Nai năm 2011 – 2015; đặt tên đường và công trình công cộng ở thị trấn Định Quán - huyện Định Quán; thị trấn Vĩnh An - huyện Vĩnh Cửu; huyện Nhơn Trạch.

      Để xem xét, ban hành được một khối lượng lớn như trên đòi hỏi sự cố gắng, chủ động của cá nhân mỗi đại biểu, công tác phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Thường trực HĐND và UBND và quan trọng nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với hoạt động HĐND để cụ thể hóa các chủ trương đó thành các Nghị quyết, quyết định đảm bảo cho công tác quản lý và điều hành trên địa bàn tỉnh. 

      Một vấn đề khác không thể không nhắc đến trong công tác xây dựng văn bản QPPL của HĐND tỉnh năm 2010, đó là chính là con số 3 lần điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản tại cả 3 kỳ họp trong năm. Việc điều chỉnh này xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh các quy định mới của Chính phủ và các ngành Trung ương nên HĐND và UBND tỉnh không thể chủ động chương trình. Bên cạnh đó cũng có một phần nguyên nhân từ phía các sở, ngành tham mưu chưa chủ động đề xuất. Vấn đề này đã được nhìn nhận trong báo cáo đánh giá kết quả hoạt động năm 2010 của HĐND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ 21 và xem đây là tồn tại cần khắc phục trong năm 2011 sắp tới.

       Nguyễn Thị Oanh