Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 73-T4-2011

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội ở 18 xã điểm theo Kế hoạch số 97-KH/TU của Tỉnh ủy trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 16/05/2013
​Thực hiện chương trình công tác năm 2011, vừa qua Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) do Bà Quách Ngọc Lan, Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã khảo sát thực tế và làm việc với UBND các xã Hưng Thịnh, Thanh Bình (huyện Trảng Bom), Xuân Định,  Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về tình hình phát triển KT-XH ở các xã điểm theo Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 29/12/2008 của Tỉnh ủy trên địa bàn tỉnh.

​      Qua giám sát cho thấy Sở NN&PTNT và các địa phương đã ban hành và tham mưu cơ quan thẩm quyền ban hành một số văn bản để triển khai thực hiện phát triển KT-XH, cơ sở hạ tầng tại các xã điểm theo tinh thần của Kế hoạch 97-KH/TU của Tỉnh ủy; có tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình, qua đó đã kịp thời tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc ở cơ sở, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện chương trình một cách có hiệu quả. 

ban ktns gs 18xa.jpg
Đoàn giám sát của Ban KT-NS HĐND tỉnh làm việc với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn​
 

      Trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của 12/18 xã điểm, đến nay bình quân mỗi xã điểm nông thôn mới có 24/33 chỉ tiêu đạt và vượt so với Quyết định 74/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Cụ thể như sau:

      - Về quy hoạch: có 10 xã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất; 5 xã có quy hoạch phát triển hạ tầng; 5 xã có quy hoạch cụm công nghiệp; 5 xã có quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi; 2 xã có quy hoạch phát triển cây trồng chủ lực; 01 xã có quy hoạch hệ thống thủy lợi và 18 xã có quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn.

      - Về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập: đề án nông thôn mới được triển khai tại các xã điểm trên địa bàn toàn tỉnh trong bối cảnh kinh tế cả nước có những diễn biến không thuận lợi như thời tiết thất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa vật tư không ổn định, giá cả một số mặt hàng nông sản diễn biến bất thường, nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì tốc độ phát triển. Cùng với chính sách miễn giảm thủy lợi phí, khuyến nông hộ nghèo, chương trình 134 và 135...đã hỗ trợ người dân từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Công tác phòng chống dịch hại mới phát sinh trên cây trồng, vật nuôi được tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân kịp thời. Công tác khuyến nông đã được chú trọng, nhất là các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả cao và bền vững. Trong 2 năm trên địa bàn các xã đã tổ chức 1.018 lớp tập huấn, 356 cuộc hội thảo và 214 chuyến tham quan học tập để nông dân nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Từ đó, nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi được phát triển với năng suất, chất lượng cao, đời sống của người nông dân ở các xã điểm nông thôn mới được cải thiện, thể hiện như: xã Xuân Phú (Xuân Lộc) giá trị sản xuất nông lâm thủy năm 2010 đạt 160 tỷ đồng và tăng 20,4% so năm trước, thu nhập bình quân đầu người đạt 18,03 triệu đồng/năm và tăng 28,7%; xã Xuân Tân (Long Khánh) giá trị sản xuất nông lâm thủy tăng từ 4,5 – 6%/năm, giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 80 triệu đồng/ha; xã Phú Vinh (Định Quán) giá trị sản xuất nông lâm thủy tăng 10,75%/năm...

      Đề án nông thôn mới cũng đã tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận ứng dụng khoa học và công nghệ. Đã triển khai ứng dụng các đề tài được nghiên cứu có kết quả phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn như việc xây dựng các mô hình trồng rau an toàn tại xã Long Thọ (Nhơn Trạch) và Long Phước (Long Thành); dự án ứng dụng quy trình sử dụng vật liệu giữ ẩm cho cây cà phê, điều, quít, xoài, mía, ngô trên địa bàn 2 xã điểm thuộc huyện Định Quán. Công tác thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống được quan tâm chú trọng: tổ chức trình diễn các mô hình thâm canh, mô hình tưới nước tiết kiệm, mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng túi ủ Biogas...Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại các xã điểm cũng được quan tâm, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, giải phóng sức lao động cho nông dân (cơ giới hóa làm đất 40-50%, chăm sóc cây trồng khoảng 75%, thu hoạch 30-40%...)

      Bên cạnh đó, trong 2 năm Sở NN&PTNT đã phối hợp với các huyện, thị xã củng cố 07 HTX, giải thể 03 HTX, thành lập mới 04 HTX nông nghiệp với 141 xã viên và 280 lao động. Đến nay, trên địa bàn các xã điểm nông thôn mới có 13 HTX nông nghiệp với tổng vốn điều lệ đăng ký là 16,6 tỷ đồng và 74 Câu lạc bộ, Tổ hợp tác với 2.022 thành viên.

      - Về đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội được chú trọng đầu tư đã và đang phát huy và tác động tích cực vào sự phát triển KT-XH ở các xã điểm, cụ thể: đã xây dựng và nâng cấp được 39 km đường giao thông nông thôn; xây mới 39 km đường điện trung và hạ thế; kiên cố 17,46 km kênh mương nội đồng; xây dựng mới 11 trường học và 07 công trình phụ; nâng cấp, sữa chữa 04 Trạm y tế xã; xây mới 01 nhà văn hóa xã (Thanh Bình); xây mới 01 chợ (Xuân Định) và nâng cấp 01 chợ (Xuân Tân); xây dựng 1.434 công trình phục vụ vệ sinh môi trường nông thôn...với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội trên địa bàn 12 xã là 252.830 triệu đồng.

      - Về tăng cường hệ thống chính trị cơ sở: 100% cơ sở đảng của 18 xã điểm nông thôn mới trên địa bàn 10 huyện, thị xã đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh”, 100% xã thực hiện tốt quy chế dân chủ, các đoàn thể xây dựng đội ngũ nòng cốt trong phong trào thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Hoạt động của HĐND các xã được củng cố và nâng cao chất lượng trong việc đổi mới nội dung các kỳ họp, làm tốt chức năng quyết định các vấn đề quan trọng về phát triển KT-XH ở địa phương. Công tác điều hành của UBND các xã đối với lĩnh vực quản lý đất đai, tài chính ngân sách, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh ngày càng được nâng cao chất lượng và chuyên môn hóa.

      Bên cạnh kết quả đạt được còn có một số hạn chế. Đó là còn nhiều xã chưa đạt được các chỉ tiêu theo Quyết định 74/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh đề ra. Một số chỉ tiêu đạt thấp như tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường xã quản lý (44,8%); chỉ 4/10 xã có Trung tâm văn hóa thể thao, thư viện; 2/8 xã có chợ được xây dựng hoặc cải tạo mới theo quy hoạch được duyệt; tỷ lệ hộ nghèo còn cao…Một số tiêu chí tuy các xã báo cáo đạt về số lượng nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định như: Trung tâm văn hóa; chợ nông thôn; việc xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, chăn nuôi, làng nghề; nhà ở kiên cố và bán kiên cố; hệ thống tiêu thoát nước chưa đạt tiêu chuẩn quy định. Tổng các nguồn vốn đã đầu tư và phát triển các xã điểm nông thôn mới giai đoạn 2008 – 2010 rất lớn nhưng chưa được tổng hợp đầy đủ, nhất là vốn đầu tư để hỗ trợ và phát triển sản xuất kinh doanh; chưa đánh giá được hiệu quả các công trình đã được đầu tư. Nhiều chính sách hỗ trợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn như chính sách phát triển kinh tế tập thể; chính sách vay vốn, ưu đãi đầu tư; chính sách khuyến nông hộ nghèo; chương trình cây, con chủ lực; chương trình 134, 135…các địa phương triển khai thực hiện nhưng chưa được tổng hợp báo cáo và đánh giá hiệu quả. 

      Mặt khác, việc đầu tư phát triển KT-XH tại các xã điểm chưa có sự gắn kết với các chương trình như chương trình phát triển cây, con chủ lực; phát triển vùng sản xuất chăn nuôi tập trung; thực hiện quy hoạch điểm dân cư nông thôn…để KT-XH của địa phương được phát triển một cách bền vững. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở các xã tuy có thực hiện nhưng chưa thường xuyên và sâu rộng, chưa huy động mạnh các nguồn lực để thực hiện chương trình. Một số chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 còn khá cao so với hiện trạng các địa phương...

      Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế trong việc thực hiện phát triển KT- XH theo Kế hoạch 97 của Tỉnh ủy trên địa bàn tỉnh, Ban KT-NS đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp các Sở ngành liên quan và các địa phương: thực hiện rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện phát triển KT-XH tại 18 xã điểm theo Kế hoạch 97 của Tỉnh ủy, đề ra giải pháp khắc phục hạn chế, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015 phù hợp thực tiễn địa phương, đúng quy định của tỉnh và Trung ương; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và trong nhân dân nhằm huy động sức mạnh tổng hợp toàn xã hội trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định hoặc hướng dẫn cho các địa phương về quản lý, sử dụng các công trình đã đầu tư để các công trình phát huy được hiệu quả; rà soát các tiêu chí theo Quyết định số 3461/QĐ-UBND của UBND tỉnh, so sánh với các tiêu chí của Bộ ban hành và khả năng thực hiện của các địa phương để có hướng dẫn các xã thực hiện hoặc kiến nghị các Bộ, ngành liên quan điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, hướng dẫn các xã điểm nông thôn hoàn thành việc lập đề án xây dựng nông thôn mới và lập quy hoạch phát triển KT-XH trong năm 2011, trong đó lưu ý đến việc phát triển KT-XH phải có sự liên kết giữa các vùng sản xuất, chăn nuôi, cụm công nghiệp với làng nghề, giữa xã với huyện…nhằm tạo sự đồng bộ trong quy hoạch. 

      Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban kiến nghị tăng cường công tác phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để các xã hoàn thành được kế hoạch đề ra. 

                                                                                 Thùy Trang